Học cách làm món ăn đặc sản Sơn La vùng Tây Bắc

by Thích Đặc Sản
0 comment
Học cách làm món ăn đặc sản Sơn La vùng Tây Bắc

Sơ La là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam du khách tới nơi đây có nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng thu hút mắt nhìn. Thưởng thức một số ẩm thực nơi đây cũng rất tuyệt các món ăn đặc sản Sơn La có hương vị riêng khác biệt các vùng khác. Theo dõi bài viết dưới đây để xem cách làm món đặc sản đó nhé.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn La. Đây đã trở thành món ăn khoái khẩu của rất nhiều người yêu thích ẩm thực Tây Bắc. 

Bạn là một fan cứng của món thịt trâu gác bếp? Vậy hãy cùng chúng tôi bí kíp làm thịt gác bếp chuẩn vị Sơn La ngay tại nhà.

đĩa thịt trâu gác bếp xé nhỏ trên bàn

Đĩa thịt trâu gác bếp xé nhỏ trên bàn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt trâu bắp
  • Ớt, tỏi, gừng, sả
  • Hạt mắc khén
  • Muối, đường
  • Que xiên, than củi, bếp lò

Loại thịt để làm thịt trâu khô gác bếp phải là thịt trâu thật ngon, tươi và không bị bơm nước. Tốt nhất nên tìm mua thịt trâu ở những nơi uy tín để có chất lượng thịt trâu tốt nhất. Phần thịt trâu ngon nhất là thịt bắp, loại không có gân và đã lọc hết bạc nhạc thì thịt khô làm ra cũng ngon hơn nhiều.

Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt trâu đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Thái thịt trâu theo thớ dọc thành từng miếng rộng khoảng 7-8cm, dài 15-20cm, dày 3-4cm, dần thịt cho mềm.
  • Nướng ớt cho đến khi thơm. Đem ớt đã nướng với tỏi, gừng, sả, mắc khén, muối, đường giã nhuyễn hoặc băm nhỏ, trộn thành hỗn hợp gia vị hơi sệt.

Chế biến thịt trâu khô

  • Đem hỗn hợp gia vị này sát lên rồi trộn đều với thịt trâu, để cho gia vị ngấm đều vào thịt. Ướp thịt và gia vị trong khoảng vài giờ để thịt ngấm gia vị đủ độ.
  • Xiên thịt vào từng que xiên rồi sấy trên than củi. Không để thịt quá gần lửa để tránh bị cháy thịt hay thịt bị chín ép, lật thịt liên tục để thị chín đều.
  • thịt trên bếp từ 1-2 gờ tùy theo độ khô của thịt mà bạn muốn. Sấy thịt càng khô thì càng bảo quản thịt được lâu.
  • Khi thịt chín, rút thịt ra khỏi que xiên là có thể sử dụng. Có thể bảo quản thịt trong ngăn đá tủ lạnh và làm nóng khi muốn ăn.

Đây là cách làm thịt trâu khô gác bếp tại nhà. Nếu nhà bạn ở nông thôn hay vùng cao thì có thể xiên thịt thành từng xiên rồi treo lên gác bếp. Đó là cách mà đồng bào vùng cao sử dụng để làm thịt khô gác bếp. Thịt trâu sẽ được hong khô bởi củi lửa và khói bếp, có thể để cả năm mà vẫn không bị hỏng hay ảnh hưởng gì đến mùi vị của thịt.

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Với người vùng cao họ bảo quản bằng cách bọc giấy báo và gác lên trên bếp đun hun khói, ăn dần trong năm. Sau khi làm gác bếp 2-3 tháng thì ăn được, khi ăn họ lại nướng trên bếp củi lại hoặc bọc lại rồi vùi trong bếp tro nóng, cũng có thể mang đồ hoặc hấp lại là ăn được. 

Chúng ta có thể bảo quản thịt trâu trong ngăn đá tủ lạnh và khi ăn đem cho vào lò vi sóng, làm nóng bằng nồi cơm điện rồi đập dập tròn miếng thịt, xé nhỏ như mực khô nướng. Khi ăn chấm với tương ớt hoặc muối chanh, nước mắm pha đường.

Món cơm lam

Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp.

Theo phong tục của người Thái ngày xưa thì cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương.

Đĩa cơm lam trên bàn, lá bạc hà

Đĩa cơm lam trên bàn, lá bạc hà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp ngon: 1 kg
  • Ống tre ( nứa): 7 ống.
  • Lá chuối.
  • Một củ gừng nhỏ.
  • Nước dừa tươi.
  • Một chút muối. 
  • Rơm hoặc than củi.

Cách làm món cơm lam

Cách làm món cơm lam 

Nấu chín món cơm lam trên bếp than

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu món cơm lam.

  • Gạo nếp các bạn rửa sạch ngâm khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó bạn vo gạo lại lần nữa để ráo nước.
  •  Gừng các bạn giã nhỏ.
  •  Lá chuối các bạn rửa sạch sau đó cắt vuông hoặc cắt nhỏ.

Bước 2: Các bước thực hiện món cơm lam.

  • Đầu tiên các bạn trộn đều gạo với một chút muối, gừng giã nhỏ.
  • Sau đó, bạn cuộn lá chuối lại và bịt kín một đầu các ống nứa lại.
  • Bạn đổ gạo vào các ống nứa nhưng chú ý là không đổ đầy nhé để khi chín gạo nở lớn là vừa.
  • Bạn cho nước dừa tươi vào ống nứa, chú ý đổ ngập gạo là được. Rồi bạn cuộn tiếp một cái lá chuối nữa bịt đầu còn lại của ống nứa.
  • Bạn đốt cháy rơm hoặc than củi sau đó cho các ống nứa vào nướng chín. Trong quá trình nướng bạn chú ý xoay tròn các ống nứa thường xuyên để cơm được chín đều và ống nứa không bị cháy một mặt.
  • Khi bạn thấy ống nứa có khói mùi thơm thì nghĩa là cơm đã chín nhé.

Nướng cơm xong, bạn để các ống nữa nguội bớt sau đó bạn dùng dao chẻ bỏ lớp ngoài của ống nứa chỉ để một lớp lạt giang mỏng bên trong mà thôi.

Khi ăn các bạn chặt nhỏ ống nứa ra, tách lấy cơm ở bên trong ăn kèm với muối vừng, thịt lơn hay thịt gà đều rất ngon bạn nhé.

Món cơm lam chín trên bếp

Món cơm lam chín trên bếp

Lưu ý khi làm món cơm lam

Để làm nên một món cơm lam ngon hoàn hảo thì cái quan trọng nhất chính là gạo. Các bạn nên chọn loại nếp nhung hay nếp cái hoa vàng, hạt gạo phải tròn, mẩy, màu trắng sữa, không bị vỡ. Gạo có mùi thơm lừng, bạn có thể ăn thử một vài hạt nếu gạo có vị ngọt nhẹ, không có vị gì lạ thì nghĩa là gạo ngon.

Ở một số nơi thì người ta còn trộn thêm khoai hoặc sắn vào chung với gạo nên bạn cũng có thể biến tấu một chút với các nguyên liệu này.

Related Posts