Đối với trẻ nhỏ việc ăn dặm là một trong những điều vô cùng quan trọng, giai đoạn ăn dặm là khoảng thời gian quyết định khá nhiều đến sự phát triển cũng như thói quen ăn uống của trẻ sau này. Khoảng thời gian trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn hơn 6 tháng tuổi chính là thời kỳ ăn dặm của trẻ, ăn dặm không chỉ ảnh hưởng khá mật thiết đến vấn đề ăn uống của bé mà còn ảnh hưởng đến hệ cơ xương hàm và hấp thụ của trẻ. Vậy làm thế nào để có những cách chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng, hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là một quá trình vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ nhỏ, không chỉ giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống mà còn là những kỹ năng cũng như cách nhận diện mùi vị của bé.
Hiểu đơn giản ăn dặm là khoảng thời gian trẻ nhỏ chuyển từ ăn hoàn toàn sữa mẹ sang các chế độ ăn phong phú hơn với các dạng sệt, dạng dăm băm nhỏ và sau đó là các dạng miếng. Sau quá trình chỉ bú sữa mẹ các bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với các món ăn từ bột, cháo, cơm, rau, thịt hay các nguyên liệu hải sản.
Thông thường khoảng thời gian ăn dặm của bé vào khoảng 4 đến 6 tháng tuổi là hợp lý nhất. Ban đầu cho các bé làm quen với các loại bọt loãng sau đó là đặc và đời từ những loại bột nấu cùng rau củ sau đó là các loại bột nấu cùng thịt cá, những bước này sẽ cho trẻ có được thích nghi hợp lý với các loại đồ ăn và nhận biết mùi vị đồ ăn tốt hơn.
Cách chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm
Dưới đây là một số cách chế biến thức ăn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên các mẹ nên tham khảo
Cháo thịt bò măng tây

Cháo thịt bò măng tây
Nguyên liệu chế biến cháo thịt bò măng tây
Nửa bát cháo trắng
1 cây măng tây
10g thịt bò
Dầu ăn (ô liu, dầu mè)
1 tép tỏi nhỏ
Cách làm cháo thịt bò măng tây
Các nguyên liệu mua về các bạn rửa sạch bằng nước, măng tây sau khi sơ chế chỉ lấy phần non và cắt ra thành các khúc nhỏ.
Thịt bò sau khi rửa sạch để ráo và băm thịt nhuyễn
Cho chảo lên bếp sau đó thêm chút dầu ăn cho bé vào cho chút tỏi phi thơm và cho thịt bò, măng tây vào xào lên chín sau đó cho hỗn hợp này vào máy xay, xay thật nhuyễn.
Cháo đun chín thì thêm hỗn hợp thịt bò vào đảo đều cho các nguyên liệu thấm vào với nhau sau đó tắt bếp, chú ý sau khi cho nguyên liệu vào chỉ nấu khoảng 2 đến 3 phút cho không mất chất dinh dưỡng.
Cho cháo ra bát, chờ cháo ấm ấm thì cho bé ăn.
Cháo tôm, rau chân vịt

Cháo tôm, rau chân vịt
Nguyên liệu chế biến cháo tôm rau chân vịt
Nửa bát cháo trắng
3 con tôm
1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)
Dầu ăn
Cách làm cháo tôm rau chân vịt
Tôm mua về rửa sạch bóc bỏ đầu, đuôi và vỏ sau đó loại bỏ phần chỉ đen và rửa lại với nước để ráo.
Rau chân vịt nhặt lấy phần lá và rửa sạch.
Cho tôm, rau chân vịt vào máy xay nhuyễn thì cho ra bát để riêng, lưu ý không xay chung 2 nguyên liệu với nhau
Bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn vào và cho hỗn hợp tôm xay vào xào nhanh tay sau đó cho tôm vào nồi cháo đang nấu, khi hỗn hợp cháo tôm đã chín thì cho rau chân vịt vào khuấy đều tay và tắt bếp.
Cho cháo ra bát chờ hết nóng thì cho bé ăn dần.
Cháo cá lóc

Cháo cá lóc
Nguyên liệu chế biến cháo cá lóc
100gr cá lóc,
đậu xanh, bột gạo.
Cách làm cháo cá lóc
Cá lóc mua về rửa sạch, đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng và lấy phi lê cá lóc.
Bắc một nồi nước đun sôi, sau khi nước đã sôi thì cho phần xương cá vào ninh sau đó lọc bỏ xương lấy phần nước xương cốt.
Đậu xanh, bột gạo giã nhuyễn sau đó cho vào nồi nước cá đun với lửa nhỏ thỉnh thoảng khuấy đều cho các nguyên liệu ngấm vào nhau, sau đó cho thịt cá vào đun chín thì cho ra bát.
Chú ý cho trẻ ăn nóng cháo cá lóc để không bị tanh.
Cháo lươn đồng

Cháo lươn đồng
Nguyên liệu chế biến cháo lươn đồng
200gr thịt lươn
100gr gạo
100gr khoai môn.
Cách làm cháo lươn đồng
Lươn rửa sạch, sơ chế với chút muối cho sạch nhớt.
Bắc nồi nước lên bếp đun sôi sau đó cho lươn vào luộc. Sau khi lươn đã chín, vớt ra gỡ tách xương ra và lấy phần thịt, phần xương tiếp tục đun để là nước dùng.
phần thịt lươn cho vào máy xay xay nhuyễn rồi cho ra bát để riêng
Sau khi đun lấy được nước cốt thì cho xương lươn ra và cho phần gạo vào nấu nhừ, khi cháo đã chín thì cho thịt lươn xay vào đảo đều sau đó tắt bếp.
Món này nên cho bé ăn nóng để không bị tanh.
Trên đây là một số cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm mà các mẹ nên nắm được để có thể chế biến cho bé những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và để tập cho bé có thói quen ăn uống đa dạng. Chúc các bạn thành công!