Tag:

ẩm thực Lạng Sơn

món ăn, đĩa phở chua trên bàn

Khi ai đó nhắc về câu thơ “Đồng Đăng có phố Kỳ lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” thì người ta có thể đoán ngay ra đó là xứ Lạng Sơn.

Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hữu tình mà còn được biết đến với những món đặc sản được du khách khắp nơi hết sức khen ngợi. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến món đặc sản phở chua.

Đôi nét về phở chua xứ Lạng

Phở chua Lạng Sơn được biết đến là một trong những món ăn đặc sản hấp dẫn hàng đầu ở Lạng Sơn. Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, nghe tên lạ tai, nhìn thấy lạ mắt và ăn cũng vô cùng lạ miệng đối với du khách gần xa. 

Đối với những người dân xứ Lạng đây đã là món ăn quen thuộc và không thể thiếu. Phở chua hấp dẫn tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi bởi cái hương vị lạ mà nó mang lại cho người ăn. Đó có thể cảm nhận được cái ngọt bùi, giòn tan của khoai và lạc hoàn lẫn với bị béo ngậy của xá xíu nhưng lại không ngấy vì đã có ớt cay cùng dưa chuột ăn kèm.

đĩa phở chua, bát nước chấm

Đĩa phở chua xứ Lạng đặc sản

Tất cả các nguyên liệu của phở chua cũng đều rất dễ tìm, đều là những thứ mà ở Xứ Lạng có sẵn rất nhiều nên người ta không quá khó khăn để tìm kiếm nguyên liệu của nó.

Trước đây nó là một món ăn dân dã của Lạng Sơn nhưng lâu dần đây đã trở thành món đặc sản mà bất cứ ai khi đặt chân tới nơi đây đều muốn một lần được thưởng thức.

Cũng không ai biết phở chua xứ Lạng có từ bao giờ, chỉ thấy phong thanh truyền tai có người nói rằng nó bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng có người nói nó là khúc biến tấu đặc biệt của phở Hà Nội, Nam Định.

Quy trình làm món độc đáo phở chua Lạng Sơn

Nguyên liệu khô được chuẩn bị tỉ mỉ và cẩn thận

Phở chua Lạng Sơn độc đáo ở chỗ, mỗi nguyên liệu là thành phần khô của phở đều được chế biến rất cẩn thận.

Bánh phở được làm bằng gạo nương ngon sau đó đem đi phơi cho hơi se nhưng không được để khô quá thì sau khi xay bột trộn sẽ không bị bở nát.

bát phở chua Lạng Sơn trên bàn

Nguyên liệu khô được chuẩn bị tỉ mỉ và cẩn thận

Tiếp đến là khâu làm miến dong qua lớp mỡ già nóng hôi hổi sao chi miến thật già. Khoai sọ thì được thái chỉ nhỏ cũng được chiên giòn qua lớp mỡ sôi như miến dong vậy.

Người ta tẩm ướp gia vị cho miếng thị ba chỉ rồi đem rán giòn bì, khi nào thịt chuyển màu vàng sẫm có mùi thơm là được. Đem thịt thái thành sợi chỉ nhỏ.

Dạ dày lợn được luộc chín sau đó đem đi rán. Cái hay là ở chỗ khi làm như vậy  dạ dày chín không bị quắt và cũng được thái thành sợi.

Thịt vịt được tẩm ướp nhiều gia vị kèm lá mọc mật và mật ong rồi quay cho có màu vàng ruộm, thơm mùi béo ngậy. Gan lợn cũng được thái nhỏ và chiên vàng.

Sắp xếp các nguyên liệu đúng theo quy trình

Sau khi chuẩn bị được hết các nguyên liệu chính thì một bước cũng rất quan trọng là trình bày và sắp xếp các nguyên liệu trong bát phở chua của người xứ Lang.

Lạc được rang thơm và đập dập, chú ý không dập quá nát. Các loại rau thơm rau hứng, cùng hành khô, dưa chuột và không thể thiếu là vài lát xúng xàng – đây là một loại lạp xưởng của người dân địa phương được làm từ lá rừng cây tự nhiên, hương vị rất đặc biệt.

Chế biến hai loại nước trộn phở chua

Kế tiếp là nước dùng để trộn phở. Thông thường với bất cứ món trộn nào người ta cũng để ý rất nhiều đến hương vị của nó. Với phở chua cũng vậy. Nước phở có hai loại là nước béo và nước báng tỏi chua ngọt.

Đối với nước béo thì được lấy trực tiếp từ bùng vịt quay, có cái béo ngậy của mỡ vịt được tẩm ướp nhiều loại gia vị đặc biệt cùng vị khó quên của lá móc mật làm thành thứ nước béo độc đáo với tất cả mọi người.

Nước báng thì được làm bằng hành khô phi giòn cùng tỏi băm nhỏ và ớt thái sợi thêm chút nước đua cho sôi lên và cho thêm cà chua, giấm cùng đường và nước mắm. Cuối cùng thê vài lát dong riềng là đủ. Đun nước báng sôi lên hơi sền sệt, trước khi bắc xuống cho thêm vài lát gừng tươi cho đủ vị.

đĩa phở chua trộn nước

Chế biến hai loại nước trộn phở chua

Trình bày bát phở chua

Bánh phở được sục qua bằng nước sôi sau đó để nguội, được đặt dưới cùng của bát. Tiếp đó lần lượt là các lớp nguyên liệu khô và rau cải ở trên. 

Từ từ chan hai loại nước béo và nước báng lên trên, chú ý đảo ngay và nhanh tay cho gia vị ngấm đều vào từng lớp phở. Tùy vào khẩu vị từng người mà có thể điều chỉnh vị chua cay của phở.

Một bát phở chua ngon được người ta đánh giá bởi cả hình thức và chất lượng. Có màu trắng ngần của bánh phở, màu đỏ hồng của xá xíu, màu xanh tươi của rau thơm, dưa chuột và mùi thơm ngạt mũi của đậu phộng rắc lên.

Một số địa điểm ăn phở chua ngon ở Lạng Sơn

Khi đặt chân tới xứ Lạng Sơn bạn có thể tham khảo một vài địa chỉ ăn phở chua thơm ngon chuẩn vị sau:

  • Nổi tiếng nhất là phở chua ở thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Đinh.
  • Phở chua đường Lê Lai, phường Hoàng Văn Thụ
  • Phở chua trên đường Bắc Sơn, gần trường THCS Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ.
0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail