Bạn đang muốn du lịch miền Bắc nhưng lại không biết mua gì làm quà? Thật vậy, không chỉ miền Bắc mà bất cứ đi du lịch ở đâu thì vấn đề ăn uống vẫn luôn là nỗi băn khoăn lớn của du khách. Vậy nên nếu bạn vẫn chưa biết sẽ mua gì làm quà cho chuyến du lịch của mình thì hãy cùng dacsandayroi.com khám phá một số đặc sản miền Bắc nổi tiếng nhất nhé!
Cơm lam- đặc sản núi rừng Tây Bắc
Khác với miền xuôi thường nấu cơm bằng nồi, niêu thì người Tây Bắc lại nấu trong những ống nứa, ống tre. Và ở món cơm này được người dân gọi là món cơm lam. Giờ đây cơm lam không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân Tây Bắc mà còn nằm trong danh sách đặc sản ẩm thực Việt Nam.

Cơm lam Tây Bắc- đặc sản miền Bắc
Cách thức độc đáo
Để làm được món cơm lam truyền thống thơm ngon, mềm dẻo cần phải lựa chọn kỹ nguyên liệu kỹ lưỡng. Gạo nấu cơm có thể là gạo tẻ hoặc gạo nếp, nhiều khu vực hiện nay cũng sử dụng gạo lứt. Phải lựa chọn gạo nương mới gặt, những hạt gạo trắng, mẩy, không bị lép, có mùi thơm thì món cơm lam mới có thể trở nên hoàn hảo. Gạo được ngâm kỹ 6 tiếng, vo sạch. Để tăng thêm màu sắc của món cơm, người dân cũng trộn gạo với các loại nước màu được chế biến hoàn toàn tự nhiên của núi rừng. Khi nấu người dân Tây Bắc thường cho thêm dừa nạo và nước dựa để tạo hương thơm thu hút du khách.

Núi rừng Tây Bắc mùa hoa nở
Không chỉ phải chọn gạo, mà việc chọn tre, nứa như thế nào cho món cơm lam cũng rất quan trọng. Thời điểm thích hợp nhất để lấy tre, nứa làm cơm lam từ tháng 10 đến tháng 1. Tre được lấy từ những cây đang trong thời kỳ chuyển từ măng sang cây, không quá già, cũng không quá non và còn tươi. Ưu tiên chọn cây có đốt ống dài, thẳng, không bị sâu. Tre, nứa được chặt thành nhiều đoạn chia ra mỗi đốt một ống.
Người làm cơm lam cũng phải thật khéo léo trong việc giữ lửa để ống cơm không bị chát, cơm trong ống được chín.
Câu chuyện về nguồn gốc ra đời cơm lam
Cơm lam cũng đã rất quen thuộc của người Tây Bắc mà ai ai cũng biết, nhưng lại không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc ra đời của món cơm lam truyền thống này.
Theo lời kể của những người dân núi rừng Tây Bắc. Từ xa xưa họ phải sống, sinh hoạt trong núi rừng, thường xuyên làm nương rẫy cùng với tập quán sống du canh du cư theo mùa. Cuộc sống thiếu thốn, tạm bợ. Chính vì lý do này họ đã sáng tạo ra cách tận dụng tre, nứa để uống nước, nấu cơm mang theo trong suốt mùa làm. Từ món ăn dân dã gắn bó với cuộc sống của người dân, giờ đây nó trở thành đặc sản truyền thống khu vực miền núi Tây Bắc.
Cốm làng Vòng- Hà Nội
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam. Từ xa xưa, nơi đây đã nổi tiếng với đặc sản cốm. Cốm làng Vòng xuất phát từ thôn Hậu, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Câu chuyện về cốm làng Vòng rất nhiều. Có người cho rằng cái tên này bắt nguồn từ địa thế của làng. Bao trọn ngôi làng là một con đường vòng tròn như danh giới ngăn cách địa giới làng khác. Có một số người trong làng lại nói tên gọi và nghề cốm xuất phát từ truyền thuyết. Cách đây hàng nghìn năm, một ngày mùa thu khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời trở mưa lớn, vỡ đê, ruộng đồng chìm trong bể nước. Để chống đói, người làng Vòng buộc lòng mò cắt những bông lúa còn non đem về rang ăn dần. Nhận thấy hương bị hấp dẫn, đặc trưng đến lạ lùng khiến người dân nơi đây thường làm để ăn mỗi khi thu đến. Cứ như vậy, mỗi mùa thu họ lại sáng tạo thêm một chút để tạo nên những hạt cốm xanh, dẻo, thơm. Từ một sản phẩm bất đắc dĩ đã trở thành đặc sản khi nhắc về Hà Nội.

Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp vùng
Cốm làng Vòng được làm rất công phu tỉ mỉ. Lúa già sẽ làm hạt cốm không còn xanh, cứng và dễ gãy. Lúa non quá lại làm cho hạt cốm nhão, mất đi sự dẻo dai của cốm. Vì thế, khi lúa vào độ hue hue vàng là lúc người làng Vòng ngắt từng bông lúa dài, mẩy về chế biến.
Những hạt cốm sau đó được bọc trong lá ráy tươi để giữ độ dẻo của cốm, bên ngoài là lớp lá sen già để thoang thoảng mùi hương. Thưởng thức cốm cũng là một nghệ thuật. Cốm có thể ăn cùng với những quả chuối vàng, chín mọng. Cũng có thể ăn chút một để cảm nhận được vị ngọt thơm của lúa nếp, của lá sen.
Thịt dê Ninh Bình
Một thức quà không thể bỏ qua của miền Bắc chính là thịt dê Ninh Bình. Loại đặc sản này phát triển mạnh ở Ninh Bình và cũng được tiêu thụ ở nhiều địa phương, thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hạ Long. Người Ninh Bình thường nói nếu đến Ninh Bình mà chưa ăn món thịt dê thì chưa hiểu nơi đây.
Thịt dê Ninh Bình nổi tiếng bởi:
Dê ở đây được nuôi thả tự nhiên trên núi, dê chạy nhảy nhiều nên thịt dê có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Với đặc trưng địa hình đồi núi đá vôi ngập nước, Ninh Bình có nhiều rau, cỏ thích hợp cho dê ăn. Từ đó tạo nên chất lượng và mùi vị thơn ngon của thịt dê.
Người Ninh Bình có bí quyết riêng để dê trở thành đặc sản nổi tiếng. Cùng với thịt dê, các nguyên liệu đặc sản tại đây như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung, rượt cần Nho Quan, rượu Mơ và cơm cháy cũng góp phần tạo nên sự thu hút của thịt dê Ninh Bình.

Thịt dê tái Ninh Bình
Dê Ninh Bình còn được truyền tai nhau như một bài thuốc tăng cường sức khỏe, đặc biết là khả năng tình dục:
“Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào cứ thấy phừng phừng như dê”
Nhiều bộ phận của dê có thể sử dụng làm thuốc. Cao dê giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh đau lưng; tiết dê ngâm rượu giúp bổ máu, chữa đau đầu, chóng mặt; dái dê, thận dê bổ dương; dạ dày dê hỗ trợ một số bệnh về đường tiêu hóa,…
Dê núi Ninh Bình đã trở thành một trong 50 món ăn đặc sản người Việt Nam do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác nhận. Vậy nên không có lý do nào mà lại không mua thịt dê Ninh Bình làm quà.
Trên đây chỉ là một vài đặc sản trong vô vàn đặc sản miền Bắc mua về làm quà. Hy vọng với chia sẻ của dacsandayroi.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc sản miền Bắc.