Tag:

dạy nấu ăn

Bí kíp nấu món canh chua cá lóc ngon đúng điệu

Nhắc đến món canh chua, chắc chắn không ai không biết đến món canh chua cá lóc nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Đây không chỉ là món ăn ưa thích của người miền Nam mà đã trở thành món ăn phổ biến và được ưa thích khắp cả nước.

Giới thiệu về món canh chua cá lóc

Canh chua cá lóc là món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, vị ngọt của cá lóc hòa quyện với vị chua chua của cà chua và me mang đến cho bạn cảm giác thanh mát đặc biệt vào những ngày hè oi nóng.

Canh chua cá lóc là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ Bắc tới Nam. Mỗi vùng miền lại có chút khác nhau trong cách nấu canh chua cá lóc, nhưng kết quả vẫn là ngon hết sẩy. Món canh chua cá lóc này bốn mùa đều nấu được. Mùa hè thì chua mát, dễ ăn, mùa đông thì lại nóng hổi, cay cay.

Giới thiệu về món canh chua cá lóc

Giới thiệu về món canh chua cá lóc

Chúng tôi sẽ không ngần ngại sẽ hướng dẫn bạn cách nấu canh chua cá lóc miền nam ngon chuẩn vị nhé!

Hướng dẫn nấu món canh chua cá lóc chuẩn vị Nam Bộ

Nguyên liệu làm món cá lóc nấu canh chua

  • Cá lóc: 1 con khoảng 800gr
  • Quả thơm (dứa): ¼ quả
  • Cà chua: 2 quả
  • Bạc hà (dọc mùng): 3 – 4 nhánh
  • Giá đỗ: 100gr
  • Đậu bắp: 5 quả
  • Me chua: 50gr (chọn những quả me chín bạn nhé)
  • Rau thơm: Hành lá, rau ngổ
  • Gia vị: Tỏi, hành khô, muối, bột ngọt, hạt nêm, đường, tiêu, ớt bột, nước mắm, dầu ăn ngon.

>>> Dưới đây là cách nấu canh chua cá lóc miền nam chuẩn vị, đúng kiểu hương đồng gió nội, dân dã, bình dị mà cực ngon.

Nguyên liệu làm món cá lóc nấu canh chua

Nguyên liệu làm món cá lóc nấu canh chua

Sơ chế nguyên liệu món ăn

Sơ chế nguyên liệu chuẩn bị làm món cá lóc nấu canh chua:

  • Hành khô, tỏi, bóc vỏ rửa sạch sau đó băm nhuyễn.
  • Cá lóc mua về moi bỏ ruột, mang cá, chặt bỏ miệng và vây (không bỏ đầu). Chà xát cá bằng muối biển hoặc chanh cho hết nhớt và tạp chất rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể nhờ người bán làm giùm, chỉ cần đem về chà muối, rửa sạch mà thôi. Sau đó thái cá thành lát vừa ăn, nếu mua cá lóc loại nhỏ thì không cần cắt lát mà cứa khoảng 3 – 4 đường chéo trên mình cá (cứa hơi nông, không cứa sâu vào tới phần xương cá) để sau khi ướp gia vị cá sẽ ngấm đều gia vị hơn.
  • Lấy ½ muỗng hành tỏi đã băm nhuyễn ở trên, ½ muỗng nước mắm, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng dầu ăn và 1 muỗng cà phê tiêu vào ướp cùng với cá, để khoảng 20-30 phút để gai vị thấm vào từng thớ cá.
  • Bạc hà tước vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng, cho một xíu muối vào bóp cùng bạc hà cho ra hết chất mủ rồi rửa lại, đem chần sơ qua với nước sôi rồi mới vớt ra rôt, để ráo.
  • Thơm, đậu bắp rửa sạch, cắt lát xéo dài.
  • Cà chua rửa sạch, bổ miếng cau.
  • Giá đỗ rửa sạch để riêng.
  • Hành lá, rau ngổ nhặt rửa sạch, thái nhỏ, để riêng.
  • Me chua chín bạn ngâm với nước ấm để ra nước chua, nhớ bỏ hạt.
Sơ chế nguyên liệu món ăn

Sơ chế nguyên liệu món ăn

Cách nấu canh chua cá lóc

Bước 1: Hành tỏi đã băm nhuyễn bạn cho lên chảo kèm chút dầu ăn và cho thêm ½ thìa ớt bột sau đó phi thơm lên.

Bước 2: Khi hành tỏi đã thơm, bạn cho cá vào đảo nhẹ để thịt cá săn lại, không bị nhão nát rồi cho nước vào nấu canh. Quá trình nấu, bạn cho thêm nước me chua đã chuẩn bị và cho thơm vào. Bạn cũng có thể hầm xương riêng để làm nước dùng giúp món canh thêm ngọt nhé.

Bước 3: Nước sôi, bạn dùng muỗng hớt hết những bọt nổi lên trên để nước canh được trong.

Bước 4: Nước sôi cỡ 3-4 phút, lúc này cá sắp chín tới, bạn cho đậu bắp, bạc hà, cà chua vào.

Bước 5: Nêm thêm ¼ muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt và ½ muỗng đường. Khẩu vị của người miền nam thường ăn ngọt nên tùy mỗi người mà gia giảm lại gia vị sao cho vừa ăn.

Bước 6: Khi thấy món canh đã chín tới, cho giá đỗ vào trước khi tắt bếp rồi cho hành lá, rau ngỗ và hạt tiêu, ớt cắt lát lên trên. Múc canh ra tô rồi ăn nóng rất tuyệt.

Thành phẩm món canh chua cá lóc nam bộ

Món canh chua cá lóc

Món canh chua cá lóc

  • Món canh chua  có màu sắc hấp dẫn cá lóc có vị chua chua ngọt ngọt đậm đà, vừa ăn.
  • Cá vừa chín tới, ngọt dai, không bị bở, không có mùi tanh.
  • Nước canh trong, ngọt thanh.
  • Khi nếm, canh có vị chua thanh của me, ngọt dịu của dứa, hòa quyện chút chua của cà.
  • Cá lóc chắc thịt, ngọt thơm

Trên đây là bí kíp nấu canh chua cá lóc thơm ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Đây là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng phù hợp với mọi gia đình. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món ăn hấp dẫn này nhé!

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Học cách làm món ăn đặc sản Sơn La vùng Tây Bắc

Sơ La là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam du khách tới nơi đây có nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng thu hút mắt nhìn. Thưởng thức một số ẩm thực nơi đây cũng rất tuyệt các món ăn đặc sản Sơn La có hương vị riêng khác biệt các vùng khác. Theo dõi bài viết dưới đây để xem cách làm món đặc sản đó nhé.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn La. Đây đã trở thành món ăn khoái khẩu của rất nhiều người yêu thích ẩm thực Tây Bắc. 

Bạn là một fan cứng của món thịt trâu gác bếp? Vậy hãy cùng chúng tôi bí kíp làm thịt gác bếp chuẩn vị Sơn La ngay tại nhà.

đĩa thịt trâu gác bếp xé nhỏ trên bàn

Đĩa thịt trâu gác bếp xé nhỏ trên bàn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt trâu bắp
  • Ớt, tỏi, gừng, sả
  • Hạt mắc khén
  • Muối, đường
  • Que xiên, than củi, bếp lò

Loại thịt để làm thịt trâu khô gác bếp phải là thịt trâu thật ngon, tươi và không bị bơm nước. Tốt nhất nên tìm mua thịt trâu ở những nơi uy tín để có chất lượng thịt trâu tốt nhất. Phần thịt trâu ngon nhất là thịt bắp, loại không có gân và đã lọc hết bạc nhạc thì thịt khô làm ra cũng ngon hơn nhiều.

Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt trâu đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Thái thịt trâu theo thớ dọc thành từng miếng rộng khoảng 7-8cm, dài 15-20cm, dày 3-4cm, dần thịt cho mềm.
  • Nướng ớt cho đến khi thơm. Đem ớt đã nướng với tỏi, gừng, sả, mắc khén, muối, đường giã nhuyễn hoặc băm nhỏ, trộn thành hỗn hợp gia vị hơi sệt.

Chế biến thịt trâu khô

  • Đem hỗn hợp gia vị này sát lên rồi trộn đều với thịt trâu, để cho gia vị ngấm đều vào thịt. Ướp thịt và gia vị trong khoảng vài giờ để thịt ngấm gia vị đủ độ.
  • Xiên thịt vào từng que xiên rồi sấy trên than củi. Không để thịt quá gần lửa để tránh bị cháy thịt hay thịt bị chín ép, lật thịt liên tục để thị chín đều.
  • thịt trên bếp từ 1-2 gờ tùy theo độ khô của thịt mà bạn muốn. Sấy thịt càng khô thì càng bảo quản thịt được lâu.
  • Khi thịt chín, rút thịt ra khỏi que xiên là có thể sử dụng. Có thể bảo quản thịt trong ngăn đá tủ lạnh và làm nóng khi muốn ăn.

Đây là cách làm thịt trâu khô gác bếp tại nhà. Nếu nhà bạn ở nông thôn hay vùng cao thì có thể xiên thịt thành từng xiên rồi treo lên gác bếp. Đó là cách mà đồng bào vùng cao sử dụng để làm thịt khô gác bếp. Thịt trâu sẽ được hong khô bởi củi lửa và khói bếp, có thể để cả năm mà vẫn không bị hỏng hay ảnh hưởng gì đến mùi vị của thịt.

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Với người vùng cao họ bảo quản bằng cách bọc giấy báo và gác lên trên bếp đun hun khói, ăn dần trong năm. Sau khi làm gác bếp 2-3 tháng thì ăn được, khi ăn họ lại nướng trên bếp củi lại hoặc bọc lại rồi vùi trong bếp tro nóng, cũng có thể mang đồ hoặc hấp lại là ăn được. 

Chúng ta có thể bảo quản thịt trâu trong ngăn đá tủ lạnh và khi ăn đem cho vào lò vi sóng, làm nóng bằng nồi cơm điện rồi đập dập tròn miếng thịt, xé nhỏ như mực khô nướng. Khi ăn chấm với tương ớt hoặc muối chanh, nước mắm pha đường.

Món cơm lam

Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp.

Theo phong tục của người Thái ngày xưa thì cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương.

Đĩa cơm lam trên bàn, lá bạc hà

Đĩa cơm lam trên bàn, lá bạc hà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp ngon: 1 kg
  • Ống tre ( nứa): 7 ống.
  • Lá chuối.
  • Một củ gừng nhỏ.
  • Nước dừa tươi.
  • Một chút muối. 
  • Rơm hoặc than củi.

Cách làm món cơm lam

Cách làm món cơm lam 

Nấu chín món cơm lam trên bếp than

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu món cơm lam.

  • Gạo nếp các bạn rửa sạch ngâm khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, sau đó bạn vo gạo lại lần nữa để ráo nước.
  •  Gừng các bạn giã nhỏ.
  •  Lá chuối các bạn rửa sạch sau đó cắt vuông hoặc cắt nhỏ.

Bước 2: Các bước thực hiện món cơm lam.

  • Đầu tiên các bạn trộn đều gạo với một chút muối, gừng giã nhỏ.
  • Sau đó, bạn cuộn lá chuối lại và bịt kín một đầu các ống nứa lại.
  • Bạn đổ gạo vào các ống nứa nhưng chú ý là không đổ đầy nhé để khi chín gạo nở lớn là vừa.
  • Bạn cho nước dừa tươi vào ống nứa, chú ý đổ ngập gạo là được. Rồi bạn cuộn tiếp một cái lá chuối nữa bịt đầu còn lại của ống nứa.
  • Bạn đốt cháy rơm hoặc than củi sau đó cho các ống nứa vào nướng chín. Trong quá trình nướng bạn chú ý xoay tròn các ống nứa thường xuyên để cơm được chín đều và ống nứa không bị cháy một mặt.
  • Khi bạn thấy ống nứa có khói mùi thơm thì nghĩa là cơm đã chín nhé.

Nướng cơm xong, bạn để các ống nữa nguội bớt sau đó bạn dùng dao chẻ bỏ lớp ngoài của ống nứa chỉ để một lớp lạt giang mỏng bên trong mà thôi.

Khi ăn các bạn chặt nhỏ ống nứa ra, tách lấy cơm ở bên trong ăn kèm với muối vừng, thịt lơn hay thịt gà đều rất ngon bạn nhé.

Món cơm lam chín trên bếp

Món cơm lam chín trên bếp

Lưu ý khi làm món cơm lam

Để làm nên một món cơm lam ngon hoàn hảo thì cái quan trọng nhất chính là gạo. Các bạn nên chọn loại nếp nhung hay nếp cái hoa vàng, hạt gạo phải tròn, mẩy, màu trắng sữa, không bị vỡ. Gạo có mùi thơm lừng, bạn có thể ăn thử một vài hạt nếu gạo có vị ngọt nhẹ, không có vị gì lạ thì nghĩa là gạo ngon.

Ở một số nơi thì người ta còn trộn thêm khoai hoặc sắn vào chung với gạo nên bạn cũng có thể biến tấu một chút với các nguyên liệu này.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Học cách chế biến món ăn ngon từ vịt hấp dẫn cả nhà

Vịt được cho là một loài chim nước có số lượng khá nhiều, có thể so với ngan và gà. Vịt hoàn toàn là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực thế giới, đặc biệt là Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Không giống như gà, thịt vịt có vị khá đặc trưng, có khả năng chế biến được nhiều món ăn, vậy thịt vịt nấu gì mới ngon? Hãy tham khảo thực đơn cách chế biến món ăn ngon từ vịt sau đây nhé!

1. Món ngon vịt nướng

Vịt nướng là món ăn phổ biến, với lớp da vàng giòn, mùi vị thơm lừng của mật ong cùng với một số gia vị ướp trước đó tạo nên một món vịt nướng than ngon không thể cưỡng.

Món ngon vịt nướng 

Món ngon vịt nướng

Nguyên liệu chế biến với vịt

  • 2 miếng thịt vịt (bạn có thể làm đùi hay nguyên con nhé)
  • 1 muỗng canh rượu trắng
  • 3 muỗng sả băm
  • 1 muỗng canh dầu hào
  • 2 tép tỏi băm
  • 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng cà phê mật ong
  • 1 muỗng cà phê bột ớt loại không cay hay còn gọi là paprika
  • 1/2 muỗng cà tiêu
  • 1 củ hành tím băm
  • 1 muỗng canh dầu ăn.

Cách làm món vịt nướng

Phần gia vị: 2 muỗng canh nước tương, tỏi băm, ớt băm, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng canh nước mỡ của vịt khi nướng.

Chế biến: 

  • Rửa sạch vịt với nước lạnh pha muối, sau đó, dùng gừng thái lát chà lên vịt để khử mùi hôi đặc trưng, tiếp đến, rửa qua nước lạnh thật sạch.
  • Cho vịt vào âu và cho gia vị vào trộn đều, sau đó, ướp tầm 20-30 phút cho thấm vị. Cho vịt lên vỉ, phía dưới có khay hứng nước gia vị.
  • Bật lò 220 độ C trước 10 phút cho lò nóng, sau đó cho vịt vào nướng khoảng 25-30 phút. Trong khi nướng các bạn trở vịt để vịt chín đầu và không bị cháy. Nói chung khi nào thấy da vịt có màu vàng thịt chín là được.
  • Bạn có thể dùng kèm thịt vịt với rau xà lách, húng chó, diếp cá hay rau thơm các loại và dưa leo, chấm với nước tương như trên là ngon tuyệt vời.

2. Món vịt om sấu

Đây là một món ngon từ vịt có nguồn gốc từ miền bắc, vì trái sấu là trái đặc trưng chỉ có miền bắc mới có, tuy nhiên, món ăn này có hương vị khá đậm đà, vị chua do quả sấu mang lại tạo nên nét đặc trưng riêng cho món ăn.

Món vịt om sấu

Món vịt om sấu

Nguyên liệu chế biến món ăn ngon với vịt

  • Vịt: 1 con
  • Sấu xanh: 6-8 trái
  • Khoai sọ: 500g
  • Hành khô: 5 củ
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Sả: 5 cây
  • Rau mùi tàu: 10 lá
  • Rau ngổ: 1 bó nhỏ
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Ớt: 2 trái
  • Gia vị thường dùng: Nước mắm, tiêu, muối….

Cách làm món vịt om sấu

  • Làm sạch vịt sau đó rửa sạch với muối, rượu và gừng để giảm mùi hôi, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm gạo để khử mùi hôi của vịt. Nếu ở quê, có lá na dùng xát vào cùng với muối hạt có tác dụng khử mùi hôi của vịt cũng rất hiệu quả.

Lưu ý: Nếu muốn tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể đem vịt thui sơ cho vàng da rồi chặt nhỏ. Tuy nhiên việc này có hơi cầu kỳ và mất thời gian thực hiện.

  • Sấu cạo vỏ và rửa sạch, sau đó, dùng dao khứa vào sấu nhiều lần để sấu khi nấu nhanh chín hơn và ra nhân thịt.
  • Rửa sạch khoai sọ và đem luộc qua nước sôi khoảng 5 phút rồi xả lại nước lạnh, làm như vậy sẽ giúp dễ dàng bóc vỏ khoai mà không bị nhớt hay ngứa tay.
  • Nếu không muốn luộc, bạn nên đeo bao tay nilon khi gọt vỏ. Cắt khoai làm đôi hoặc 4 phần tùy kích cỡ, ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khoai bớt nhớt rồi đem đi nấu để tránh bị ngứa khi ăn.
  • Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.Sả rửa sạch, lấy phần củ non, đập dập rồi thái mỏng. Rau ngổ, mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi nhỏ.
  • Cho vịt vào nồi, ướp với khoảng 1/3 muỗng canh muối, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu và ½ lượng hành, tỏi, sả thái nhỏ.
  • Trộn đều rồi ướp vịt ít nhất 20 phút. Lượng gia vị các bạn tự điều chỉnh nhưng phải ướp vừa đủ để vịt thấm và đậm hơn khi ăn.
  • Bắc một cái chảo hoặc nồi lớn lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho lượng hành, tỏi, sả còn lại vào phi thơm vàng.
  • Tiếp đó, trút hết thịt vịt đã ướp vào đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này giúp vịt thơm và thấm gia vị đậm đà hơn.
  • Cho sấu vào nồi, đổ nước ngập thịt rồi đậy vung lại nấu. Để món ăn hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng nước dừa tươi hoặc nước hầm xương để thay thế cho nước lạnh. Nấu lửa lớn cho nồi thịt vịt sôi lên, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu từ từ để vịt chín mềm.
  • Khi thấy vịt hơi mềm, bạn cho khoai sọ vào nấu cùng. Khoai sọ rất nhanh chín nên chỉ cần nấu thêm khoảng 10 phút là được, không nên nấu lâu quá vì khoai sẽ bị mềm, nát và ăn không ngon.
  • Lúc này sấu cũng đã mềm, bạn dùng muối hoặc thìa lớn dầm sấu từ từ cho đến khi đủ độ chua thì dừng lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng rắc thêm rau ngổ, mùi tàu và ớt thái sợi (có thể không bỏ nếu không thích ăn cay) rồi tắt bếp.
  • Một món vịt om sấu đạt chuẩn là khi: Thịt vịt chín mềm, đậm đà gia vị, nước om sệt lại và có vị ngọt từ thịt vịt tiết ra, khoai sọ chín, dẻo, có vị bùi và thơm.
Một món vịt om sấu đạt chuẩn bạn cần phải chuẩn bị đủ nguyên liệu

Một món vịt om sấu đạt chuẩn bạn cần phải chuẩn bị đủ nguyên liệu

Hi vọng các bạn sẽ có những thông tin bổ ích và áp dụng các món ngon từ vịt trong thực đơn hàng ngày một cách hiệu quả, làm tăng hương vị các bữa cơm gia đình.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Đừng bỏ qua công thức nấu các món ăn dinh dưỡng làm từ cá chép

Cá chép là món ăn rất tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lạ miệng.

Hãy tham khảo những công thức sau, để cuối tuần nấu chiêu đãi cả nhà!

Cá chép om dưa

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 con cá chép (khoảng 800gam)
  • Dưa muối
  • Hành lá, hành khô, cà chua, ớt
  • Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn
Cá chép om dưa

Cá chép om dưa

Cách chế biến cá chép om dưa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đánh vẩy và mổ bụng, bỏ phần ruột cá. Khứa 2 đường trên thân cá để cá dễ dàng ngấm gia vị. Dùng giấm hoặc muối rửa cá để giảm bớt mùi tanh

Ướp cá với một ít hạt nêm, hành, tiêu và ớt

Dưa muối rửa qua nước cho bớt chua

Hành lá rửa sạch cắt nhỏ, hành khô băm nhuyễn

Cà chua cắt hạt lựu và ớt thì bỏ hạt và cắt nhỏ

Bước 2: Chiên cá

Đun nóng dầu ăn trong chảo chống dính và cho cá vào chiên, nên để lửa nhỏ vì cá vừa được ướp gia vị nên rất dễ cháy. Khi rán cá vàng hai mặt thì cho ra đĩa.

Bước 3: Hoàn thành món ăn

Cho dầu ăn vào chảo và phi thơm hành. Sau đó cho cà chua và dưa vào xào và nêm nếm cho vừa ăn. Khi cà chua có độ sánh đặc thì thêm một ít nước và cho cá vào om khoảng 25p. Cuối cùng, cho cá ra đĩa và thưởng thức.

Cá chép hấp hành, gừng

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

  • Cá chép: 1 con (500-800g)
  • Gừng, hành lá, hành tím
  • Hạt nêm, tương đen,  xì dầu, đường, hạt tiêu
Cá chép hấp hành, gừng

Cá chép hấp hành, gừng

Cách chế biến cá chép hấp hành, gừng

Bước 1: Cá chép làm sạch, đánh vảy, khứa 2 đường trên thân cá để dễ ngấm gia vị. Ướp cá với hạt nêm. Gừng và hành củ gọt vỏ, cắt sợi nhỏ.

Bước 2: Sau khi ướp cá xong thì dùng tương đen phết đều lên hai bề mặt cá, rắc ít gừng cắt sợi và cho cá vào nồi hấp khoảng 25 phút, cho lửa to vừa để cá chín đều.

Bước 3: Đun nóng dầu ăn và cho hành tím vào phi thơm, hành để ngả màu vàng ruộm đẹp mắt. Sau đó, cho cả dầu và hành lên cá khi đã hấp xong

Bước 4: Đun sôi hỗn hợp xì dầu, đường, nước và dội đều lên cá. Rắc một ít hạt tiêu, gừng sợi và hành lá lên bề mặt cá.

Lẩu cá chép

Nguyên liệu làm lẩu cá chép

  • 1 con cá chép (khoảng 1kg)
  • 300g cà chua
  • 200g rau cần
  • 200g rau thèo lèo
  • 200g rau bắp chuối và rau muống
  • 1/2 trái dứa (thơm)
  • 1 củ gừng
  • 2 tép hành tím
  • 1/2 củ tỏi
  • 50g mẻ
  • Hành lá, thì là 
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, đường, ớt bột, tiêu, dầu ăn.
Lẩu cá chép

Lẩu cá chép

Cách làm món lẩu cá chép thơm ngon

Cá chép cạo vẩy, bỏ ruột, bóc màng đen trong thành bụng cho khỏi tanh, bóp với một chút muối, sau đó rửa sạch. Cắt cá thành 3 khúc đầu, mình và đuôi.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Các loại rau cần, thèo lèo, hành lá, thì là nhặt rửa sạch, sau đó cắt khúc. Bắp chuối, rau muống rửa sạch, để ráo nước. Thơm gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát.

Gừng cạo vỏ rửa sạch rồi đập dập.

Mẻ nghiền nhỏ, lọc lấy 1 tô nước, bỏ bã.

Hành, tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

Bắc nồi lên bếp, cho một muỗng cà phê dầu ăn vào đun nóng, trút hành, tỏi vào phi thơm. Sau đó cho cá và 1/2 phần cà chua vào xào sơ để cá đỡ mùi tanh. Cho một chút nước mắm, gừng, tiêu, đường, hạt nêm, ớt bột vào cho cá thấm đều gia vị.

Đậy nắp khoảng 5 phút thì cho nước mẻ và thêm 1 tô nước lọc vào. Đun sôi, để liu riu lửa, nêm thêm chút muối cho vừa ăn, nấu Khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Khi nào ăn, bật bếp lên lại, cho phần cà chua còn lại cùng trái thơm, hành lá, thì là vào đun sôi bùng, thả rau vào, ăn nóng với bún.

Cá chép sốt xì dầu

Nguyên liệu làm món cá chép sốt xì dầu

  • Cá chép: 1 con
  • Sả: 2 nhánh
  • Gừng: 1 củ
  • Nước tương tỏi ớt: 5 muỗng canh
  • Tiêu: 1 muỗng cà phê
  • Rau thì là: 3 nhanh
  • Hành lá: 1 nhánh
Cá chép sốt xì dầu

Cá chép sốt xì dầu

Cách làm cá chép sốt xì dầu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chép bạn làm sạch, chà qua muối để khử hết chất nhầy và mùi tanh, sau đó bạn rửa lại nước nhiều lần cho sạch rồi để ráo.

Thì là, hành lá bạn xắt khúc, gừng bạn xắt lát hoặc thái sợi tùy ý.

Sả bạn đập dập, xắt khúc 1 nhánh, nhánh còn lại xắt khoanh.

Bước 2. Hấp cá

Đầu tiên bạn nhồi sả xắt khoanh và gừng vào bụng cá rồi cho cá vào nồi, hoặc dĩa hấp, xếp sả xắt khúc xung quanh.

Tiếp theo, bạn rưới 5 muỗng canh nước tương tỏi ớt vào, sau đó rắc 1 muỗng cà phê tiêu vô đậy kín nắp hấp khoảng 30 phút dưới lửa vừa thì cá chín.

Sau cùng chỉ cần bày ra đĩa và trang trí thêm một số loại rau thêm lên trên cá.

Bạn thấy đó các món ngon từ cá chép rất dễ chế biến lại còn ngon và bổ dưỡng nữa đấy. Giờ thì hãy đem cá chép ra và thưởng thức đi nào, vị mềm ngọt và thơm của thịt cá chép sẽ rất hấp dẫn .

Chúc bạn thành công với cách làm các món ngon từ cá chép và nấu được nhiều món ngon nữa nhé!

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail